Cửa lưới Chống muỗi: Kiếm tiền triệu từ nghề bán máu cho muỗi

Cửa lưới chống muỗi Việt Thống. Nghề cho muỗi đốt được xem là một nghề khá đặc biệt và thu hút được sự hiếu kỳ của nhiều tình nguyện viên tham gia với mong muốn được góp sức, cống hiến cho dự án khoa học vì xã hội, cộng đồng.
Trinh là cô sinh viên trường ĐH Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Hà Nội là một trong những tình nguyện viên cho muỗi ăn chia sẻ rằng: “lúc đầu khi đưa chân vào lồng muỗi chúng liền bâu vây kín cả chân cô, cảm giác ngứa ngái khó chịu nhưng cô cố gắng chịu đựng không cử động để muỗi không bỏ ăn. Sau khoảng vài phút cô dần thích nghi và cảm giác không còn đau, khó chịu như trước nữa”.
Tình nguyện viên tham gia chương trình nuôi muỗi
Tình nguyện viên tham gia chương trình nuôi muỗi
Không giống như Trinh cho muỗi ăn ở hai bắp chân mà Quang một nam sinh viên của trường ĐH Tự Nhiên chọn bàn chân để làm thức ăn cho muỗi. Cậu thường hay nghe nhạc và hát trong quá trình cho ăn để có thể quên đi cái cảm giác khó chịu khi bị muỗi tấn công. Sau 10 – 15 phút thì những con muỗi đã ăn no bụng căng tròn đồng nghĩa với việc buổi cho muỗi ăn đã hoàn thành.
Theo bà Nguyễn Thị Yên trao đổi với phóng viên của Cửa lưới chống muỗi Việt Thống một trong những chuyên gia côn trùng y học cho biết Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư, Viện Pasteur Nha Trang và Sở Y tế tỉnh Khánh Hoà cùng các tình nguyện viên đang tiến hành một nghiên cứu để nhằm thay thế quần thể muỗi vằn tự nhiên có khả năng lây truyền bệnh sốt xuất huyết bằng quần thể muỗi vằn có mang vi khuẩn Wolbachia đây là loại muỗi vằn ít có khả năng lây truyền bệnh sốt xuất huyết nhằm hạn chế được khả năng lây nhiễm virus Dengue gây bệnh sốt xuất huyết trên đảo Trí Nguyên( Khánh Hòa).
Cửa lưới chống muỗi Việt Thống
Cửa lưới chống muỗi Việt Thống
Wolbachia vốn dĩ là vi khuẩn nội bào tồn tại tự nhiên trên hơn 70% loài côn trùng trên trái đất. Vì vậy mục tiêu của dự án hướng tới là làm sao cho muỗi vằn đã mang vi khuẩn Wobachia sẽ “cặp đôi” với muỗi vằn tự nhiên trên đảo. Quần thể muỗi tự nhiên Aedes aegypti sẽ được thay thế bởi một quần thể muỗi vằn mang Wolbachia ít có nguy cơ truyền dịch bệnh sốt xuất huyết trên diện rộng cho cộng đồng.
Đây được xem là dự án có quy mô toàn cầu nhằm phòng chống bệnh sốt xuất huyết từ năm 2006 đến nay. Dự án nghiên cứu ứng dụng muỗi mang Wolbachia đã nhận được sự tán thành, ủng hộ của xã hội, chính quyền và địa phương trong cả nước. Việt Nam là quốc gia thứ hai trên thế giới sau Australia ứng dụng thử nghiệm tác nhân sinh học Wolbachia.
Nguồn: Cửa lưới Việt Thống

0 comments:

Post a Comment

 
Top